Tôi vốn không thích những câu chuyện có cái kết… non-happy ending. Một câu chuyện đầy sự trả thù, ai oán cũng không nằm trong sở thích đọc truyện của tôi. Vậy nhưng tác phẩm văn học – tôi muốn gọi tiểu thuyết này như thế - “Bá tước Monte Cristo” – “Le Comte de Monte-Cristo” của đại văn hào A. Dumas - cha lại có tất cả những thứ đó: tòa án, nhà tù, cái chết, nghĩa địa giữa biển khơi, người tự tử, kẻ phát điên…
Nghe có vẻ u ám quá chăng?
Lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm này là do bố tôi mua về từ hàng sách cũ. Nó không còn là một cuốn tiểu thuyết đầy đủ mà chỉ là bản đã được rút gọn, nằm trong bộ “Tác phẩm văn học cổ điển chọn lọc” của NXB Thanh niên. Sau đó hơn 1 năm, trong lúc lùng sục thứ-để-đọc ở thư viện trường cấp III, tôi đã tìm thấy tập 1 của tác phẩm này. Tập 2 đã bị mất. 3 năm sau, tôi tìm thấy tập 2 trong kho truyện cũ ở nhà người yêu tôi. Vậy là tôi đã được đọc hoàn chỉnh một tiểu thuyết. Kể cũng gian nan ha! Tuy nhiên, những lần đọc bản-gần-đủ đó cũng không khiến tôi ấn tượng bằng lần đầu tiên đọc bản rút gọn mà bố mua cho. Không những về nội dung tác phẩm, mà còn là tình cảm của bố tôi trong đó. Lần đầu tiên bố tôi mua truyện cho tôi đọc. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một tác phẩm văn học cổ điển châu Âu mà bố thi thoảng vẫn nhắc tên bên cạnh những Trà hoa nữ, Hoa tulip đen…
Ối chao, hình như tôi lan man quá rồi nhỉ?
Quay lại với tác phẩm trên. Các bạn liệu có thắc mắc, tại sao một tác phẩm như vậy lại có thể khiến tôi nhớ mãi như thế? Nó có những chi tiết đầy đau khổ như vậy thật, nhưng đó chỉ là những đám mây gợn gợn trong một ngày đẹp trời mà thôi. Nhìn ra cả tác phẩm, các bạn sẽ thấy được sự ngọt ngào, tình yêu thương tràn đầy từng trang viết của A. Dumas. Này là tình yêu, này là ân nghĩa… Tôi ngưỡng mộ tình yêu của Mercèdès với Dantès, người mà sau mười mấy năm không gặp, tưởng chừng đã chết, vậy mà chỉ cần nghe thấy tiếng cô đã nhận ra anh, lúc đó đã thay tên đổi họ và có bề ngoài hoàn toàn khác chàng thủy thủ khi xưa. Tôi cảm động trước tình yêu vô bờ của Maximilien với Valentine, cho đến cả cái chết cũng không ngăn nổi tình yêu của họ. Tôi thương cho Haydée, một cô công chúa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ấp ủ tình yêu với Monte Cristo mà không dám nói ra. Tôi yêu quý gia đình ông Morrel, một gia đình trung lưu nhưng tốt bụng. Tôi hạnh phúc khi Dantès tìm được hạnh phúc cho bản thân mình ở cuối con đường, sau khi trải qua quá nhiều khổ đau, hận thù trong cuộc đời… Còn nhiều, nhiều lắm tình yêu trong “Bá tước Monte Cristo” mà tôi không thể kể ra hết ở đây. Những khổ đau tôi kể trên, đối với tôi mà nói, chỉ là nền cho sự hạnh phúc được cảm nhận một cách tròn đầy hơn mà thôi.
Bạn nhé, nếu bạn có gặp chuyện buồn, hay một sự không may mắn, một sự cố nào đó trong cuộc đời, đừng buồn nhiều. Hãy vững vàng lên, bởi…
“…trên đời này không có hạnh phúc mà chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào trải qua cảnh khổ cực mới hưởng được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết quý cuộc sống.
…
…tất cả sự khôn ngoan của con người chỉ tóm tắt trong mấy chữ: Hy vọng và đợi chờ”
Nghe có vẻ u ám quá chăng?
Lần đầu tiên tôi được đọc tác phẩm này là do bố tôi mua về từ hàng sách cũ. Nó không còn là một cuốn tiểu thuyết đầy đủ mà chỉ là bản đã được rút gọn, nằm trong bộ “Tác phẩm văn học cổ điển chọn lọc” của NXB Thanh niên. Sau đó hơn 1 năm, trong lúc lùng sục thứ-để-đọc ở thư viện trường cấp III, tôi đã tìm thấy tập 1 của tác phẩm này. Tập 2 đã bị mất. 3 năm sau, tôi tìm thấy tập 2 trong kho truyện cũ ở nhà người yêu tôi. Vậy là tôi đã được đọc hoàn chỉnh một tiểu thuyết. Kể cũng gian nan ha! Tuy nhiên, những lần đọc bản-gần-đủ đó cũng không khiến tôi ấn tượng bằng lần đầu tiên đọc bản rút gọn mà bố mua cho. Không những về nội dung tác phẩm, mà còn là tình cảm của bố tôi trong đó. Lần đầu tiên bố tôi mua truyện cho tôi đọc. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một tác phẩm văn học cổ điển châu Âu mà bố thi thoảng vẫn nhắc tên bên cạnh những Trà hoa nữ, Hoa tulip đen…
Ối chao, hình như tôi lan man quá rồi nhỉ?
Quay lại với tác phẩm trên. Các bạn liệu có thắc mắc, tại sao một tác phẩm như vậy lại có thể khiến tôi nhớ mãi như thế? Nó có những chi tiết đầy đau khổ như vậy thật, nhưng đó chỉ là những đám mây gợn gợn trong một ngày đẹp trời mà thôi. Nhìn ra cả tác phẩm, các bạn sẽ thấy được sự ngọt ngào, tình yêu thương tràn đầy từng trang viết của A. Dumas. Này là tình yêu, này là ân nghĩa… Tôi ngưỡng mộ tình yêu của Mercèdès với Dantès, người mà sau mười mấy năm không gặp, tưởng chừng đã chết, vậy mà chỉ cần nghe thấy tiếng cô đã nhận ra anh, lúc đó đã thay tên đổi họ và có bề ngoài hoàn toàn khác chàng thủy thủ khi xưa. Tôi cảm động trước tình yêu vô bờ của Maximilien với Valentine, cho đến cả cái chết cũng không ngăn nổi tình yêu của họ. Tôi thương cho Haydée, một cô công chúa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ấp ủ tình yêu với Monte Cristo mà không dám nói ra. Tôi yêu quý gia đình ông Morrel, một gia đình trung lưu nhưng tốt bụng. Tôi hạnh phúc khi Dantès tìm được hạnh phúc cho bản thân mình ở cuối con đường, sau khi trải qua quá nhiều khổ đau, hận thù trong cuộc đời… Còn nhiều, nhiều lắm tình yêu trong “Bá tước Monte Cristo” mà tôi không thể kể ra hết ở đây. Những khổ đau tôi kể trên, đối với tôi mà nói, chỉ là nền cho sự hạnh phúc được cảm nhận một cách tròn đầy hơn mà thôi.
Bạn nhé, nếu bạn có gặp chuyện buồn, hay một sự không may mắn, một sự cố nào đó trong cuộc đời, đừng buồn nhiều. Hãy vững vàng lên, bởi…
“…trên đời này không có hạnh phúc mà chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào trải qua cảnh khổ cực mới hưởng được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết quý cuộc sống.
…
…tất cả sự khôn ngoan của con người chỉ tóm tắt trong mấy chữ: Hy vọng và đợi chờ”
0 nhận xét:
Post a Comment